Loài... Thi Sĩ

Hàn Mặc Tử có viết thế này: "...Vì thế, trừ hai loài trọng vọng là "thiên thần và loài người" ra, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: loài Thi Sĩ...! ... Thi sĩ rơi xuống cõi đời, bơ vơ, bỡ ngỡ và lạ lùng, không có lấy một người hiểu mình...".

Đúng là nếu viết thơ vì để người ta hiểu mình thì thật là đau đớn, dễ vận theo mình những định mệnh tàn khốc, như chính cuộc đời của Hàn Mặc Tử!

P/s: nếu cùng thời với Hàn thể nào tôi cũng tìm gặp ổng để chém gió cùng nhau vài câu chơi.



Một chút tản mạn!

Với tôi, một là làm thơ không phải vì để người khác hiểu mình, mà chỉ để mình có được những khoảnh khắc tự do là chính mình. Thật ra nói về ý nghĩa sâu xa thì không thực sự tồn tại một thi sĩ đúng nghĩa, thơ là một cái quái quỷ gì đó mượn tạm thể xác của một người để chui ra, ẩn nấp dưới hình hài của ngôn ngữ, và người đó ngộ nhận mình là thi sĩ, thế thôi.

Hai là, điều này Hàn Mặc Tử chắc không biết, người nói ra thơ nhiều nhất trong lịch sử những người toàn hảo nhất, chính là Đức Phật, mà người đời sau hay gọi là Thi Kệ. Và Đức Phật đương nhiên là người tự do nhất rồi, vì Ngài đã hoàn toàn giác ngộ và hoàn toàn giải thoát!

*Ảnh chụp trên Ban Mê phố núi
- Phạm Hoài Nam

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhân duyên

Lưng cò

Mắt Veo Chỉ Sà